KẾT QUẢ chỉ có thể tốt nếu MỤC TIÊU đề ra cũng tốt y như thế.
Cho dù thực hiện thành công đến đâu, điều quan trọng là chúng ta phải có một mục tiêu đúng ngay từ đầu. Không thì kết quả củng chỉ là kết quả.
Con người vẫn luôn nhầm. Chúng ta tưởng mình đã giành rất nhiều thời gian vào chiến lược trước khi hành động. Có một nghịch lý trong cách tâm trí chúng ta vận hành, ta thực hiện tốt phần “làm” hơn phần “nghĩ”. Không phải chúng ta thiếu hiểu biết về chiến lược mà vì chúng ta quá ham biến mong muốn thành hiện thực.
- Ta tập trung nhiều vào việc kiếm tiền hơn là tìm cách để chi tiêu hợp lí.
- Ta nỗ lực nhiều hơn vào việc trở nên ‘thành công’ hơn là định nghĩa lại khái niệm của thành công khiến ta hạnh phúc.
Trong mọi trường hợp, ta tập trung nhiều vào cơ chế, quy trình, công cụ hơn là những câu hỏi về: “mục đích và ý nghĩa”.
Ta luôn dị ứng với những câu hỏi lớn:
- Tại sao ta lại cần tiền?
- Cuối cùng thì ta đang cố gắng làm gì?
- Cái gì sẽ khiến ta hạnh phúc hơn?
- Tại sao phải bận tâm chuyện này?
- Điều ta làm có mang lại giá trị cho chúng ta và mọi người hay không?
Với sự nhẫm lẫn đó, ta điên cuồng lao tới hiện thực những ham muốn, mù quáng vắt kiệt sức của mình, trói buộc mình vào các lịch trình và các chỉ tiêu. Cùng với điều đó, ta không dám tự hỏi rằng:
- Mục tiêu của phát triển là gì?
- Tại sao ta cần phát triển?
- Ta cần gì để phát triển ?”
Và vào cuối cuộc đời đã nỗ lực như một siêu nhân, ta nhận ra rằng mình đã chọn sai đích ngay từ đầu.
Ở trường, ‘chăm học’ có nghĩa là nghiêm túc và làm theo, không cần phải băn khoăn đặt những câu hỏi kiểu “Sao lại phải học môn này?” Trong cuộc sống, những câu hỏi mang tính chiến lược khiến người ta có cảm giác như một đứa dở hơi.
- Tại sao ta lại cần tiền?
- Làm thế này để làm gì?
- Một mối quan hệ thật sự có ý nghĩa gì?
- Một cuộc đối thoại nên như thế nào?
Chúng ta là hậu duệ của một giống loài luôn tìm ra một chuỗi những khám phá phức tạp chỉ để phục vụ vài mục tiêu, nhu cầu cơ bản.
Như vậy có phí không? Vì thế, nên nghiêm túc đặt những câu hỏi khó chịu hơn cho những chọn lựa quan trọng:
- Cái này có đáng để mình nỗ lực không?
- Cái này có ý nghĩa gì?
- Mình sẽ ở đâu trong vài năm tới nếu điều này là đúng?
- Cái này thì liên quan gì đến việc hoàn thiện con người mình?
Làm việc tận tụy không phải là chạy từ cuộc họp này tới cuộc họp khác, hay liên tục trả lời các cuộc điện thoại mới là tận tụy. Theo định nghĩa, tận tụy là hết lòng. Vậy chúng ta có đặt tấm lòng của mình đúng chổ trước những lựa chọn hay chưa?
** Bài này được viết lại từ nguồn:
http://tramdoc.vn/tin-tuc/mot-goc-nhin-khac-ve-tu-duy-chien-luoc-tai-sao-chung-ta-thuong-de-tay-nhanh-hon-nao-nGnyoW.html