Reading: Output vs Outcome vs Impact

Key Takeaways:

  • Output Focus (đầu ra): là tối đa hóa số lượng “thành phẩm” (features, epics, projects) được thực hiện.

    Đây là sự focus hợp lý khi bạn đặt cược vào điều mà bạn khá chắc chắn sẽ có kết quả tốt và sẽ tạo ra tác động tích cực. Nó cũng có thể là điều kiện tiên quyết cho những project hoặc sáng kiến quan trọng ​​khác.

    Khi tập trung vào đầu ra, hãy nhớ rằng khách hàng không muốn các tính năng; họ muốn bạn giải quyết vấn đề của họ!
  • Outcome-focus (kết quả): là đội cái mũ của khách hàng, làm mọi việc để hiểu nhu cầu của họ, giải quyết vấn đề của họ và tạo ra những cơ hội, khả năng mới cho khách hàng của mình.

    Bạn sẽ luôn tự tin mình đang thành công khi khách hàng của bạn thay đổi hoặc áp dụng những hành vi mới giúp cuộc sống, công việc của họ dễ dàng hơn.
  • Impact-focus (tác động): là tối đa hóa chi phí và doanh thu cho tổ chức.

    Nói chung, các hành động ở đây có xu hướng được quyết định bởi bài toán cắt giảm chi phí và hiệu quả sử dụng nguồn lực.

    Đó có thể là một tập trung hợp lý trong một thời gian nhất định. Nhưng phải nhớ một tổ chức tập trung vào giải quyết các vấn đề của chính mình thì không có thời gian để giải quyết cho khách hàng của mình. Làm điều đó quá lâu và bạn sẽ đánh mất khách hàng của mình.

    Hãy luôn nhớ: Mục đích của tổ chức của bạn khi bắt đầu là gì?

Reading: How do you learn to think?

Key Takeaways:

Multi-tasking, in short, is not only not thinking, it impairs your ability to think.
Thinking means concentrating on one thing long enough to develop an idea about it.
The best way to improve your ability to think is to spend time thinking.

“It’s only by concentrating, sticking to the question, being patient, letting all the parts of my mind come into play, that I arrive at an original idea. By giving my brain a chance to make associations, draw connections, take me by surprise”

— William Deresiewicz

Scrum Checklist

Nguồn gốc của checklist này

Tài liệu này được biên soạn bởi Henrik Kniberg và được tìm thấy tại nguồn:
https://www.crisp.se/gratis-material-och-guider/scrum-checklist

Sử dụng checklist này thế nào?

Lưu ý rằng đây không phải là các quy tắc, mà là các định hướng. Không nhất thiết phải dùng tất cả những gì liệt kê ở đây, nên giữ lại những gì phù hợp với hoàn cảnh của mình. Và đặc biệt, cần tôn trọng những gì là Cốt Lõi.

Một nhóm chỉ 2 người có thể quyết định bỏ qua buổi họp nhóm hàng ngày. Vì bản chất là họ lập trình cặp (pair programming) suốt cả ngày, vì thế không cần một phiên họp riêng để update công việc. Nó vẫn ổn.

Khi chủ đích bỏ qua một thực-hành trong Scrum, cần chắc chắn rằng mục đích cơ bản ẩn chứa đằng sau thực hành này vẫn được hiểu và diễn ra theo một cách khác. Đó là điều quan trọng!

Đây có phải là checklist chuẩn mực và chính quy?

Không. Danh sách này chỉ phản ánh quan điểm cá nhân và chủ quan của tác giả về những gì thực sự là tinh túy của Scrum.

Tác giả đã dành nhiều năm giúp các công ty triển khai Scrum; đã tiếp xúc nhiều những người Thực Hành Scrum, các giảng viên, huấn luyện viên khác nhau; và nhận thấy rằng những hướng dẫn kiểu này là rất hữu ích, nếu được áp dụng một cách phù hợp.

Kanban Board, Step-by-Step flow explain

Nhiều năm trước, bắt đầu học Kanban, cũng không hiểu lắm, may mắn có duyên đọc được bài: “Một ngày diệu kì ở xử sở Kanban“, đâm ra hiểu hết.

Sau nhiều năm cập nhật lại, gặp được bài có cách giải thích tương tự, với nhiều phần thấu đáo hơn.

Reading: Reality has a surprising amount of detail

My Reading:

http://johnsalvatier.org/blog/2017/reality-has-a-surprising-amount-of-detail

ACTION POINTS:

  • Seek detail you would not normally notice about the world
  • Notice in the details actually change how you think.

KEY TAKEAWAYS:

  • Reality has a surprising amount of detail
  • At every step and every level there’s an abundance of detail with material consequences.
  • Different people end up noticing different details
  • We end up in intellectually stuck. We are stuck in our current way of seeing and thinking about things
  • You might hope that these surprising details are irrelevant to your mission, but not so. Some of them will end up being key
  • Before you’ve noticed important details they are, of course, basically invisible. It’s hard to put your attention on them because you don’t even know what you’re looking for. But after you see them they quickly become so integrated into your intuitive models of the world that they become essentially transparent

Don’t be obsessed with Tools and Methodologies

Nhiều người dành cả đời tiềm kiếm cây đũa thần, một công cụ hoàn hảo giải quyết mọi vấn đề.

Chúng ta khao khát tìm kiếm một quy trình, hệ thống, hoặc đơn giản là một công cụ. Chúng ta tin rằng “có thứ đó” mọi việc tự nhiên được giải quyết và ta thành công.

Chúng ta hiến dâng đời mình tìm kiếm nó. Chúng ta lao vào đọc đủ loại sách, học đủ loại quy trình, tìm hiểu nhiều công nghệ nhưng lại không rõ mình đang giải quyết vấn đề gì.

Ta biết đủ các loại phương pháp và luôn trích dẫn phát-biểu của những người thành công, những tác giả nổi tiếng để củng cố cho tính đúng đắn và hữu dụng của những phương pháp, những công cụ mà ta đã góp nhặt.

Ở đây không ám chỉ đến việc học hỏi và ứng dụng cái hay của người khác vào công việc của mình. Chúng ta đang nói đến việc quá thần tượng và cứng nhắc tuân theo một phương cách cụ thể nào đó. Chúng ta thần tượng hóa, đồng hóa thành-công với mức độ tuân thủ một quy trình hay sự trung thành với một công cụ nào đó. Việc phát biểu thuần thục và tỏ ra tuân thủ những phương pháp, quy tắc của người khác đối với ta như một thứ tôn giáo. Tuy nhiên chúng ta vẫn không thể giải quyết được vấn đề của mình.

Chúng ta trở nên lúng túng khi làm việc với những người có khả năng ngẫu hứng trước hoàn cảnh. Họ không theo chuẩn mực. Họ làm theo cách của họ. Họ phá vỡ quy luật và rồi đạt được điều họ muốn.

Nếu chúng ta là nô lệ của phương pháp, công cụ, chúng ta vô tình nhốt mình trong những khái-niệm-cứng-nhắc như: Chỉ có một cách tuyệt vời nhất đúng đắn nhất để làm việc này.

Bất kì phương pháp nào cũng không đúng trong mọi trường hợp. Nó có thể đem đến thành công cho người này, nhưng lại ngoảnh mặt với người khác. Bởi vì hoàn cảnh của ta thiếu vài điều kiện cần để đáp ứng tính hữu dụng của phương pháp đó. Vì thế đừng trở thành nô lệ cứng nhắc cho một công cụ hay quy trình cụ thể nào.

Điều quan trọng là phải hiểu rõ mục tiêu và tầm nhìn công việc. Phải nắm rõ được thực tại của bản thân. Hoàn cảnh của ta có những đặc điểm cụ thể cá biệt gì so với người khác?

Phần lớn trường hợp chúng ta cần sáng tạo quy trình và phương pháp riêng cho con đường chinh phục mục tiêu của mình. Chúng ta cần tạo ra những công cụ riêng mà chưa ai từng nghĩ đến. Tất nhiên cái tuyệt chiêu chúng ta nghĩ ra sẽ phù hợp hơn cái chúng ta đã học.

Reading: Don’t Start with Why

My Reading

https://hackernoon.com/https-medium-com-k-yonatan-dont-start-with-why-14a4bb58a209

KEY TAKEAWAYS:

  • start with why” is merely a retrospect observation.
  • In the vast majority of cases, starting with why is a fertile ground for some of the most boring, unauthentic and inefficient messaging, such as: “to make the world a better place”, “to revolutionize the industry”, “to help our clients grow”, etc.
  • “Why” is a vague term that is very easy to understand, but very difficult to build strong brands with.