Thực Tại Xã Hội
Tự nhìn bản thân và thế giới xung quanh, mọi thứ thay đổi quá nhanh, rất rất nhiều người trong độ tuổi 40, 50 không biết mình sẽ phải làm gì trước sự thay đổi quá lớn này. Khi nhỏ, họ chỉ được dạy một nghề, một kỹ năng duy nhất để làm một công việc duy nhất, và khi thế giới thay đổi, họ ko còn biết làm gì nữa, họ không có năng lực để đối diện nó.
Thực tại con trẻ
Trong một chuyến đi chơi, tôi đã không cho cậu con trai lớn ngồi xem Tivi, thế là cậu buồn chán phát biểu: “Con buồn muốn chết ba ơi.“
Thật sững sờ khi một người cha được nghe điều này. Mọi thứ xung quanh con đang đẹp đẽ biết bao, nhưng con lại không nhìn thấy nó, không cảm thấy nó. Tôi chợt cảm giác về một thực tại buồn của thế hệ trẻ con cháu chúng ta.
Bon trẻ không sống với những gì đang diễn ra xung quanh chúng. Chúng hoàn toàn theo khuôn mẫu, không sáng tạo, không có trí tưởng tượng, không có nội lực, không biết tự chơi, không tự lập, phụ thuộc máy móc, không biết làm gì khi không có TV hoặc internet, rất sợ thầy cô nên không thích đi học. Mệt mỏi, đánh mất trẻ thơ, phát triển không hoàn chỉnh thể chất và tâm hồn…
Thực tại giáo dục
Sự bí ẩn của giáo dục trong thế kỉ trước phụ thuộc vào độc quyền về thông tin. Ngày nay công nghệ làm thay đổi thế giới. Rào cản về thông tin không còn. Bí mật về thế giới ngày càng hiển lộ.
Thông tin đang trở thành một thứ quá thừa thải. Sự học không còn nằm ở việc tiếp cận thông tin. Sự học quay về việc nuôi dưỡng năng lực chọn ra cái gì đáng để theo đuổi, năng lực để quay trở về với những sự thật cơ bản nhất, năng lực để theo đuổi con đường đã chọn.
Cơ hội đang dành cho một thế hệ mới nắm vững những năng lực cơ bản. Năng lực để tự tìm về những kinh nghiệm hữu ích, hơn là đắm chìm trong hằng hà sa số những thông tin (signal vs noise).
Vai trò của giáo dục không còn nằm ở cung cấp kiến thức hay quyền tiếp cận thông tin. Kiến thức sẽ trở nên lỗi thời khi trẻ lớn. Giáo dục là sự chuẩn bị cho một thế giới thay đổi choáng ngợp.
Giáo dục phải ươm mầm cho trẻ năng lực để hành động (act), năng lực để cảm nhận (feel) và năng lực để chọn lựa (think).
Con đường đến với giáo dục Waldorf Steiner
Tôi đến với Waldorf Steiner như một duyên tình cờ của một người bạn. Cô ấy khoe cho con đi học trường làng. Mà rất làng ấy, làng xàng luôn. Tôi đến thăm trường lần đầu tiên với một cảm giác bàng hoàng. Tôi vào một ngôi trường khá vắng, cơ sở vật chất cũng không mấy khang trang. Tôi gặp một bạn trai nhỏ, ngồi một mình một góc phòng, đầu cuối sát, ngồi… đan len. Không có ai chơi với bạn. Thôi chết, đứa này nó tự kỉ à?
Nhưng góc nhìn của tôi lại khác đi khi tôi bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về phương pháp giáo dục này. Tôi nghĩ mình thật may mắn khi đã dành đủ thời gian để tìm hiểu sâu hơn về phương pháp giáo dục cổ điển này.
Sau này mỗi khi nhìn cậu con trai lớp 7 của tôi một mình thoăn thoát ngồi đan len hay làm mộc cho các sản phẩm sáng tạo của con, tôi lại chợt mỉm cười về hình ảnh một đứa trẻ tự kỉ của mình.
Một đứa con trai lớp 7 có thể yêu thích việc đan móc là không phải đùa đâu đấy.
Lịch sử giáo dục Waldorf Steiner
Được sáng lập bởi ông Rudolf Steiner, một nhà triết học, nhà văn người Áo. Lớp học đầu tiên được thành lập vào năm 1919 ở Stuttgart – Đức tại một nhà máy thuốc lá tên là Waldorf-Astoria Cigarette, mục đích là để trong coi và giảng dạy cho con của các công nhân làm việc tại đây.
Waldorf Steiner’s Core Value
building capacity (Steiner) vs building skill (truyền thống)
- capacity to act (to play / to do / to create)
- capacity to feel (to observe / to learn / to live)
- capacity to think (to focus, to choose)
Hiểu của tôi về Skill vs Capacity
Kỹ năng – skill (đo lường được) là sự thuần thục trong việc tiến hành một công việc cụ thể nào đó (physical or mental) .
Ví dụ: đóng một cái bàn mất 05 ngày, hoặc làm một đôi giày trong 10 ngày.
Trong khi năng lực – capacity, ở mặt khác là thứ hoàn toàn không thể đo lường được. Capacity refers to your potential to handle a situation or event. An example would be observing how you handle stress or sudden changes.
Ví dụ: 02 người thợ cùng có khả năng đóng 5 cái bàn trong 5 ngày (skill). Tuy nhiên nếu không may họ phát hiện sản phẩm của mình đã lỗi thời và không có người mua. Vậy năng lực (capacity) được thể hiện ở chỗ ai có thể uyển chuyển tìm cách để giải quyết và xử lý số sản phẩm của mình một cách tốt đẹp nhất.
The virtue of Steiner education
- Anthroposophy as the philosophical backdrop, to understand the workings of the universe, people must first have an understanding of humanity.
- A holistic approach, not just on intellectual development, but also artistic skills
- Teachers move with their students through the primary grades, creating a sense of stability and security
- Music and art are central components, express thought and emotion are taught through art and music.
- Place premium on imagination/fantasy.
- Encouraged to use their imaginations, expects the child to create her own toys and other objects.
- Do not grade your child’s work, focuses more on a child’s potential and growth, rather than on the accomplishments
- Use of eurythmy. Eurythmy is an art of movement, the art of the soul
Hứa hẹn của giáo dục Steiner
- Phát triển hoàn chỉnh thể chất
- Phát triển hoàn chỉnh tâm hồn
- Phát triển năng lực hơn là kỹ năng
- Hiểu chính mình, biết mình muốn gì, cần gì
- Phát triển khả năng lực tự học
- Năng lực tự chơi với những gì mình đang có
- Năng lực tự làm việc với những gì mình đang có
- Nuôi dưỡng sự hứng thú và tò mò với thế giới xung quanh
- Nuôi dưỡng trí tưởng tượng
- Năng lực thể hiện (self-expression). Sản phẩm trẻ làm thường trở nên đơn giản, đẹp và ấn tượng hơn.
Đứa trẻ sẽ tự nhiên chơi và làm, không cần ai phải cầm tay chỉ việc con điều gì.
Đó là điều tự nhiên con sẽ làm, nếu con muốn, vì con có năng lực để tự làm chuyện đó.
Tại sao chọn Steiner mà không phải là Montessori
Đã biết Montessori từ lâu, cũng ù ù cạc cạc mua đồ chơi Montessori cho con từ nhỏ, nhưng không tìm hiểu về Montessori. Rồi bén duyên với Steiner trước và bắt đầu có sự so sánh ngược lại với Montessori. Nói thật mình cũng chỉ tìm hiểu Steiner, còn so sánh với Montessori chỉ là kết quả của việc đọc cảm nhận và đánh giá của người khác. Dưới đây là nguyên nhân chọn Steiner mang tính chủ quan của mình.
- Cũng do tùy duyên. Mình biết Montessori trước, nhưng tìm hiểu Steiner lại kỹ hơn.
- Mình tin vào năng lực của sự tưởng tượng. Và theo cảm quan của mình, Steiner hòa quyện sự tưởng tượng trong chính hoạt động hàng ngày của con bằng những thứ vật dụng đơn giản nhất, những hoạt động nhiều hình ảnh nhất.
- Mình tin vào năng lực hãy làm và chơi với bất kỳ những gì mình đang có của Steiner.
- Minh tin vào khái niệm bàn tay ta làm nên tất cả.
- Không có trường thuần Montessori thật sự ở Sài Gòn. Và sau này nghiên cứu kỹ cũng không có chuẩn mực nào cho Montessori.
- Mình tin và cảm được năng lực của những thầy cô dạy Steiner mà mình được tiếp xúc.
- Steiner biết rõ ở mỗi độ tuổi cần làm gì về thể chất và tâm hồn cho trẻ. Steiner có khái niệm AgeWise (ở mỗi lứa tuổi trẻ sẽ có một sự phát triển và sự thông thái nhất định, nên phải giáo dục phù hợp từ môn học tới trò chơi và vận động)
Xem thêm:
https://www.thoughtco.com/what-is-a-waldorf-school-2774757
http://www.michaelolaf.net/MONTESSORI%20and%20WALDORF.html
Steiner vs Montessori
|
Montessori
|
Waldorf Steiner
|
Founder
|
Dr. Maria Montessori (1870-1952)
|
Rudolf Steiner (1861-1925)
|
First School
|
1907 Rome – Italy
Casa dei Bambini, a “house of children”,
|
1919, Stuttgart – Germany
Waldorf Astoria Cigarette Company
|
Teaching Style
|
|
|
Spirituality
|
|
Rooted in Anthroposophy (To understand the universe, first must understand humanity)
|
Learning Activities
|
|
|
Use of Computers and TV
|
Leave to parents
|
|
Adherence to Methodology
|
There is no standard.
There are many flavors of Montessori
|
Stick pretty close to standards set out by the Waldorf Association.
|
|
|
Tại sao chọn Tre Xanh
- Vì tin vào phương pháp Waldorf Steiner
- Vì cảm được năng lực cũng như tình yêu của các cô ở Tre Xanh.
- Tận dụng cơ hội thầy cô ở Tre Xanh là những cánh chim đầu đàn tâm huyết về Waldorf Steiner. Người tiên phong luôn có tâm, có tầm thì ắt giỏi.
- Mình có nhiều bạn đang cho con theo học ở đây và đánh giá tốt.
- Tận dụng độ tuổi thích hợp cho con. Với Waldorf Steiner càng nhỏ càng học càng tốt. Để nó già hơn là không thấm nhuần được tinh hoa. Vì không tận dụng được Age-Wise
- Vì bạn lớn lớp 4 đang có vấn đề với phương pháp giáo dục truyền thống
Sách tìm hiểu về Waldorf Steiner:
Các câu hỏi thường gặp
Waldorf Steiner có phải là tôn giáo?
Không, vì ông này sáng lập một môn gọi là Anthroposophy, nó nghiên cứu sự phát triển về thể chất và tâm hồn con người, môn này kết hợp nhiều yếu tố về spiritual nên nhiều người lầm tưởng. Mình đã từng e dè một người Việt học Steiner và quá cuồng về Anthroposophy, nhưng sau khi gặp gỡ những người trực tiếp giảng dạy, mình nhận thấy nó chỉ là những ritual cần thiết giúp cho trẻ tốt hơn.
https://www.rudolfsteinerweb.com/Rudolf_Steiner_and_Religion.php
https://en.wikipedia.org/wiki/Anthroposophy
What are the origins of the anti-technology approach of the Waldorf Steiner Education?
What children need to learn today is that which will be of use for a lifetime. More than anything, they will need a well-developed imagination and an insatiable lust for learning. They will need strong interpersonal communication skills. They will need to be able to think on their feet and be comfortable in their own skin.
More than rejecting computers for young students, Waldorf Steiner Schools simply do not see any benefits in having computers before middle school. The official policy in some schools is no tech until 7th grade. This is because it erodes the naturally occurring development of the imagination and interferes with the ability to focus.
Cho nên sự hào nhoáng của công nghệ cũng như các pre-boxed product/toys làm tiêu diệt khả năng tưởng tượng của con. Nên tránh xa.