Ngày hôm nay, chỉ 7 tiếng ngắn ngủi. Nhưng nhờ nó mà định hình được một hành trình. Cũng nhờ nó mà được nhìn thấy nhiều nỗi sợ, sự hồi hộp, cũng như sự quyết tâm của rất nhiều con người, nhiều lứa tuổi.
Vẫn luôn là cảm giác quý giá đó mỗi khi ở đây. Vẫn luôn là một hoạt động quan trọng trong lịch trình của mình. Vẫn hồi hộp như lần đầu với chút tự tin và tiến bộ ti tí so với năm ngoái.
Năm nay bơi hết 49 phút, nhanh hơn 2p so với năm ngoái. Ra biển gặp sóng đã tự tin hơn. Đã cố gắng làm 700m bơi sải, nhưng tốc độ không lại các chị các em, nên thôi, chuyển qua bơi ếch cho nhanh. Kết quả 49p.
Chạy bộ 2h30p, rút được 10p. Còn mỗi đạp xe là lẹt đẹt ngưởi khói người ta. Mục tiêu sang năm bơi 45p đạp 3hrs là ngon rồi.
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh… Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận… Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.
Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người [3]. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.
Gần đây tôi đã được thầy Trần Việt Quân giải thích từ này theo một nghĩa khác mang tính rất hành động, rất tích cực
VĂN: là những Lời Dạy về điều hay lẽ phải HÓA: là Chuyển Hóa
Văn Hóa nên hiểu là thực hành, áp dụng, những lời dạy về điều hay lẽ phải vào tu sữa để chuyển hóa được bản thân mình thành con người tốt hơn.
Người có Văn Hóa là người phải áp dụng được những thứ mình học vào làm thay đổi bản thân mình. Người có Văn Hóa đã chuyển hóa được bản thân mình.
Tương tự , Gia Đình Văn Hóa là gia đình đã đưa được những giá trị truyền thống tốt đẹp vào chuyển hóa những thành viên trong gia đình mình.
Tôi có cô bạn rất thân, đã bỏ rất nhiều thời gian ra tận ngoài Bắc học về cách con người nên sống như thế nào cho đúng và hợp đạo lý. Trong khóa học đã được học rất nhiều về tổ tiên và nghi thức thờ cúng.
Tôi may mắn được nghe bạn chia sẻ nhiều về quan điểm và ý nghĩ của việc thờ cúng cũng như cách thiết lập bàn thờ.
Gia đình tôi vốn đã có truyền thống thờ cúng ông bà. Tuy nhiên bản thân tôi chưa hề để tâm đến việc phải thiết lập bàn thờ như thế nào là đúng. Cho tới khi được nghe được bạn chia sẻ.
Tôi luôn tự hỏi ý nghĩa của bàn thờ là gì? Làm như thế nào là vừa phải, là hợp lý? Làm thế nào để đừng để bị mắc kẹt vào nghi thức dẫn tới sự mê tín cũng như dẫn tới sự phô trương quá tốn kém?
Tôi đã được học rằng, phàm làm việc gì cũng phải tìm ra được Điểm Tựa (Leverage Point) của hệ thống. Đối với tôi, thờ cúng là một Điểm Tựa tâm linh, là nương nhờ vào nguồn cội, truyền thống tốt đẹp của gia đình mình.
Thờ cúng là một nghi thức. Bàn thờ là một chốn an bình giúp:
nuôi dưỡng Lòng Biết Ơn với nguồn cội của mình,
giúp nuôi dưỡng Đạo Hiếu
là sự ươm mầm cho năng lực tư duy hợp Nhân Quả.
Chữ HIẾU đứng ở hàng đầu
Hiếu với đất trời, hiếu với tổ tiên
Ơn đất nước từng ngọn rau tấc đất
Hiếu đạo vẹn tròn phúc ấm tổ tiên!
Cây có gốc mới lảy cành xanh lá
Nước có nguồn mới biển cả sông sâu
Con người ta xuất phát từ đâu?
Có tổ tiên trước rồi sau có mình
Công tiên tổ đã dựng thành từ trước
Đức nhân tài con cháu mới được hiển vinh.
(sưu tầm)
Đâu là cái GỐC của nghi thức ?
BÀN THỜ là công cụ thiện xảo về tâm linh giúp:
gắn kết mọi thành viên trong gia đình:
thực hiện việc Tưởng Nhớ và Gắn Kết với ông bà tổ tiên thông qua NGHI THỨC Cúng Bái (mỗi ngày)
qua đó Làm Mạnh Mẽ hơn
sự gắn kết với cái NHÂN (nguồn gốc), cái NÔI (môi trường) sinh ra và hình thành nên con người mình
cuộc đời này luôn là NHÂN QUẢ, nhân mạnh thì quả lành
=> Luôn suy tưởng và gắn kết với cái nhân của gia tộc là một dịp để nhìn nhận lại chính mình và gia đình mình
phát triển truyền thống và giá trị đạo đức gia đình mạnh mẽ hơn
từ đó gieo cái NHÂN MỚI cho chính mình và gia đình mình về
về Gắn Bó, Đoàn Kết và Yêu Thương giữa các thành viên gia đình.
về GIỚI ĐỊNH TUỆ cho cả gia tộc trở về sau,
cũng là hổ trợ tổ tiên đời trước siêu thoát về cảnh lành.
Đâu là Kim Chỉ Nam?
Bàn thờ phải là công cụ thúc đẩy hành động không phải là hình thức hoặc sự phô trương và bị kẹt vào đó
Bàn thờ phải là công cụ giúp việc thực hành NGHI THỨC CÚNG BÁI trở thành thói quen hằng ngày
Bàn thờ phải Là chốn An Bình, là nơi SINH KHÍ, là nơi Nuôi Dưỡng Niềm tin và sự Gắn kết
Bàn thờ phải là nơi thúc đẩy GIỚI – ĐỊNH – TUỆ của cả gia đình
Setup bàn thờ để mọi thành viên Dễ tiếp cận, thích gần gũi,
Bàn thờ phải làm cho việc thờ cúng trở nên
Nghiêm túc
Có sức sống, Sạch sẽ, thoải mái
nhưng đơn giản
dễ tiếp cận, dễ dàng thực hiện nghi thức
cần thiết đối với cuộc sống của mỗi thành viên gia đình
hài hòa, đẹp với không gian
Đâu là hành động cốt lõi quan trọng?
Việc đứng trước bàn thờ là thời khắc nhíp tâm giúp ta
suy nghĩ thấu đáo về những sự việc quan trọng
quy chiếu về những truyền thống, giá trị tốt đẹp của gia đình trước các quyết định lớn
Thờ cúng phải là việc chay tịnh, nghiêm túc
Mỗi ngày thành kính thắp hương, Hướng tâm về ông bà tổ tiên
Coi ông bà là điểm dựa tinh thần quan trọng (leverage point).
Nuôi dưỡng niềm tin rằng ông bà sẽ theo dõi, chỉ dẫn, bảo vệ chúng ta.
Làm gì cũng xin phép ông bà, nương tựa và nhờ ông bà hướng dẫn, chỉ lối và hổ trợ.
Đi thưa về trình với ông Bà,
Luôn thắp hương trước những thời khắc quan trọng
Làm việc thiện Giúp ông bà tổ tiên siêu thoát về cảnh lành.
Trước đây nghĩ rằng Đạo Sư là người chỉ ta đường đi lối về, là người chỉ ra thành công và tương lai sáng lạng cho mình. Mãi về sau mới hiểu rằng không người thầy nào có thể mang lại lời hứa cũng như đảm bảo thành công cho học trò của mình.
Thành công của mỗi người hay con đường của mình cũng chỉ do mình lựa chọn bước đi mà thôi. Không ai có thể dọn sẵn cho mình.
Vậy Đạo Sự dạy ta điều gì?
Ta nói con nghe, ta mất 30 năm cuộc đời để rồi cuối cùng nhận ra không nên đi con đường đó.
Đạo Sư đơn giản là người truyền cho ta kinh nghiệm để đừng lầm đường lạc bước, kinh nghiệm đã được trả giá bằng chính cuộc đời họ.
Dưới đây là vài trong số những Đạo Sư của tôi. Có nhiều người tôi không nhớ để liệt kê vô đây, nhưng trong danh sách này là những người thầy đã để lại cho tôi nhiều bài học sâu sắc nhất.
Đức Phật
Tôi không là Phật tử, cũng chưa có ý định quy y. Tôi cũng chỉ hữu duyên được chạm đến những lời dạy của ngài. Đức Phật là một người thầy của nhân loại, là người đã để lại cho chúng ta nhiều sự thật, nhiều phương pháp tu chỉnh thân tâm mà tôi luôn coi là kim chỉ Nam của mình:
Quy luật Nhân quả
Giới – Định – Tuệ, ba giá trị cốt lõi của đời người
Phật – Pháp – Tăng, ba báo vật lớn nhất của đời người (thầy giỏi, bạn tốt và sách hay)
Văn – Tư – Tu, phương pháp học hữu hiệu nhất.
Hòa thượng Tịnh Không
Tôi có duyên được nghe nhiều bài pháp của ngài. Nhưng tôi nghĩ người tác duyên lớn nhất giúp tôi suốt những năm đó có thể nghe rất rất nhiều bài giảng của hòa thượng Tịnh Không chính là giọng người lồng tiếng đầy truyền cảm của cô.
Nghe hòa thượng thuyết giảng, tôi được biết khá nhiều đến lời dạy của Phật mà sau này trở thành nguyên tắc sống và là kim chỉ Nam cuộc đời tôi.
Thầy Trần Việt Quân
Tôi hay gọi vui với bạn bè thầy là ông giáo làng. Một thầy giáo làng Việt Nam chính hiệu. Thầy là đồng sáng lập hệ thống trường Pathway Tuệ Đức. Một ông giáo làng nhưng lại có những phân tích và giảng dạy các bài học lớn của thế giới một cách rất hợp logic và dễ hiểu, dễ nhớ, đặc biệt là Phật học.
Bí quyết của thầy là Tư Duy Theo Nhân Quả.
Thầy là người giúp tôi có cái nhìn hệ thống về những lời Phật Dạy.
Thầy là người khai ngộ cho tôi hiểu thế nào là Tư Duy Nhân Quả.
Nhờ thầy tôi có được bộ câu hỏi đơn giản và cao siêu nhất tôi từng dùng: Câu Hỏi Nhân Quả.
Thầy luôn nhắn nhủ với mọi người:
Nhân Quả là quy luật chi phối vũ trụ
Không gì qua được cái Nhân là chính mình
Giới Định Tuệ là năng lực lớn nhất đời người
Phật Pháp Tăng là bảo vật quý nhất thế gian
Văn-Tư-Tu là phương pháp học tuyệt vời nhất
Cô Nguyễn Đoàn Kim Sơn
Cô Sơn là vợ thầy Quân. Sự dạy của cô cũng mang triết lý nhân quả sâu sắc như chồng mình.
Nếu như thầy Quân là người còn nhiều hoài bão và suy tư, cô lại là người nhẹ nhàng thanh thoát lạ kỳ. Lần đầu được nghe cô đọc diễn văn trên hội trường, tôi đã thầm muốn được học cô, để xem cách dạy của cô sẽ như thế nào. Tôi cảm thấy đâu đó một sự buông xã.
Hơn một năm sau tôi mới được học cô trọn một ngày, nhưng cô lại cho tôi cái nhìn rất sâu sắc về mục tiêu của việc đi học.
Mục tiêu cao nhất của việc học là để hiểu được nhu cầu chính đáng của người khác.
Chỉ khi nào đem được hạnh phúc chính đáng cho người khác, khi đó bản thân ta mới thật sự hạnh phúc.
Shane Parrish – Farnamstreet
Tôi là người làm sản phẩm về Social Community, nhưng tôi chưa bao giờ hình dung ra một community tốt thật sự nó hoạt động như thế nào. Farnamstreet là một điển hình. Nó không phải là một linkedin, một quora hay stackoverflow, nó là một thứ hoàn toàn khác. Ở community của fs.blog, một thảo luận có thể kéo dài hàng tháng trời và để đọc hết và nghiễn ngẫm nó, bạn cần cả tuần.
Shane Parrish là người tạo ra Farnamstreet.
Tôi biết đến quy luật Nhân Quả theo cách tiếp cận của phương Tây khi được học về First Principle Thinking từ các bài viết của Shane. Nó là một dạng Tư Duy Theo Nhân Quả, là quy trình đi tìm nhân tố khởi đầu.
Ở Farnamstreet tôi bắt đầu sự nghiên cứu của mình cho các khái niệm về Mental Models. Mặc dù nó không phải là những bài viết xuất sắc nhất về mental models, nhưng nó là duyên khởi đầu cho con đường tìm hiểu về Multi-discipline Thinking của tôi.
Và cuối cùng Farnamstreet giúp tôi hoàn tất một phát thảo đầu tiên về thế giới quan của chính mình.
Kamal Ravikant
What is the truth in this situation
Naval Ravikant
…
Alfred Adler (Life has no purpose)
Seth Godin/Bernadette Jiwa (Marketing can make change)
Garry Keller (The Focus Question)
Goals as making a contract with yourself being unhappy until you reach the goal.
Compared to a person who naturally have results because they have a habit (system) set up.
It’s like setting a goal to lose 10 pounds and falling back to old habits after reaching it. Compared to making a lifestyle of eating healthy and exercise every day.
This way you actually don’t need that goal,
you will reach the result no matter if you have the goal or not.
There is no way to happiness, happiness is the way.
Success is a journey, not a destination.
Goal is just a destination
Habit keeps you on the way.
You need both.
A goal is a theory.
A habit is a practice.
A goal requires you to develop a plan.
A habit enables you to maintain the schedule.
A goal guides the choice of habits.
A habit makes daydreaming become achievement.
Goals are measured with output.
Habits are measured with input.
By the time you get output measures it may be too late.
Good performance on input measures is motivating,
and eventually leads to good output measures.
An achieved goal is a stepping stone to the next, more challenging goal.
A habit is an asset that carries from goal to goal.
Rất ít kỳ quan thế giới có thể hiện rõ trong tâm trí con người mặc dù họ chưa một lần ghé thăm.
Ai cũng sẽ nhớ tượng Nữ Thần Tự Do, tháp Eiffel hay nhà hát Opera House ở Sydney.
Cầu Golden Gate Bridge ở San Francisco là điều đặc biệt trong số đó. Mất 4 năm để hoàn thành cây cầu dài 2 dặm với màu cam rực rỡ.Đọc tiếp Sẽ không có lần thứ 2
Con mình may mắn được học với cô giáo luôn thẳng thắn trao đổi với hội phụ huynh về việc học của các con. Hôm nay cô có trao đổi việc các con nên học Văn như thế nào.
Nhân tiện mình cũng có trăn trở về việc này. Ở đây mình mạo muội không dùng từ Học Văn mà dùng từ Học Viết.
Mình đã đọc nhiều ý kiến về việc học Văn. Cho dù các quan điểm đều mở, nhưng cảm nhận của mình là “Chúng ta luôn coi kết quả của môn Viết là một tác phẩm (Art) “.
Mình chỉ muốn con hiểu: Viết là một công cụ (Tool) để truyền tải thông tin, xa hơn mới mong cầu việc truyền tải quan điểm. Nhưng trước tiên phải dùng tốt nó như một công cụ.
Trong cuốn Homo Sapiens, tác giả nhấn mạnh Quần Thể Người có số lượng cá thể vượt trội hơn hẳn các loài động vật khác ở một khả năng: Bịa Chuyện. Dân gian gọi là Bà Tám, hay nói văn hoa là Hư Cấu Câu Truyện, tiếng Anh gọi là StoryTelling. Đây là năng lực tưởng tượng của con người. Hiểu sâu hơn là năng lực cảm nhận và mô tả thế giới xung quang một cách rất đa dạng.
Hơn nữa, loài người có khả năng truyền tải thế giới quan của mình một cách rất chi tiết. Đối với các loài khác, khi kẻ địch xuất hiện, chúng chỉ truyền được một thông điệp đơn giản là “có kẻ địch”. Con người có thể thông báo “kẻ địch có 4 chân, răng dài, chạy nhanh, đang ở gần suối”.
Chính năng lực giao tiếp phức tạp này đã được sử dụng để tạo nên các câu chuyện về thần thoại, thánh thần và tôn giáo, là chất keo kết dính loài người và cũng chính là công cụ để kích động chiến tranh.
Con người có 5 giác quan, trong đó hết 3 thứ dùng để tự cảm nhận về bản thân mình khi tiếp xúc với thế giới. Hai thứ còn lại là ” Mắt và Tai “ dùng để cảm nhận hình thái của chính thế giới xung quanh. Cái thứ 6 mình tự gọi là khả năng tưởng tượng. Trí tưởng tượng đã đẩy thế giới quan của con người đi xa cực đại. Có thể tốt, có thể xấu, không bàn ở đây.
Một khi đã cảm nhận về thế giới, con người có nhu cầu truyền đạt cái mình biết. Từ lâu con người có 2 công cụ quan trọng để tận dụng năng lực của Mắt và Tai: Đó là Vẽ và Kể Truyện.
Vẽ là công cụ truyền tải thế giới quan qua cảm nhận của Mắt. Là cách mô tả thế giới bằng màu sắc và hình ảnh. Kể chuyện là sử dụng năng lực của Tai.
Viết là công cụ gián tiếp của Kể Truyện. Viết là hình thức nghe bằng mắt. Đó là lý do không ngoa khi đức Phật gọi các đệ tử của ngài là Thanh Văn. Vì chúng ta, loài người, học bằng âm thanh là tốt nhất (theo lời Anan).
Chúng ta khi nói đến học Vẽ hay học Viết, thường liên tưởng nó như là một tác phẩm (Art), quên mất công dụng ban đầu của nó chính là để truyền đạt thông tin. Chúng ta thường hay tập trung vào tính nghệ thuật của nó hơn là tính nội dung.
Ở lớp của con, cô rất coi trọng việc dạy Vẽ. Và kỹ năng này đã cải thiện rõ rệt. Các bạn lớp 1, 2 đã dùng kỹ năng Vẽ để mô tả câu truyện, để học toán. Các bạn lớp 5 thì thuần thục hơn hẳn, giờ có thể thoải mái trình bày ý tưởng bằng hình ảnh có đầy đủ không gian, màu sắc hoàn chỉnh.
Tiếp đây là ý kiến chủ quan của mình về học Viết.
Việc đầu tiên các con cần phải hiểu Viết là nhằm mục đích gì:
Truyền tải thông tin.
Tức là phải dễ hiểu, ngắn gọn, rõ ràng, có chủ đích. Vì thế mình coi trọng Academic Writing. Tức là coi trọng tính cấu trúc, tính đơn giản và hiệu quả của nó.
Thuyết phục được người khác hỗ trợ mình, đồng cảm với mình.
Ở đây các con cần hiểu rõ mình muốn truyền tải cái gì, người nghe là ai, cần nghe cái gì, cái nào là quan trọng.
Đây là 2 mục tiêu mình mong muốn cao nhất. Vì cả đời các con sẽ luôn dùng 2 thứ này trong mọi mặt đời sống. Tất nhiên không loại trừ các con sẽ phải biết áp dụng các liệu pháp Văn Học khác để làm cho bài viết thêm hấp dẫn.
Một tác dụng kinh khủng khác của Viết chính là giúp các con hiểu rõ hơn điều mình muốn truyền đạt. Chỉ khi viết ta mới bắt đầu cảm nhận là mình chưa hiểu gì về cái cần nói. Cấu trúc hay trật tự của ý tưởng thật là lung tung.
Điều quan trọng nhất là thầy cô và phù huynh truyền cảm hứng để các con Viết nhiều. Giống như Vẽ nhiều vậy. Viết những thứ thật đơn giản, nhẹ nhàng, đừng đặt nặng về hình thức.
Viết nhiều thì có ngày cũng ra tác phẩm, đó là ẩn tướng của hình thái phi cấu trúc, cứ viết đi, miễn nhiều người đồng cảm là thành tác phẩm rồi.
Đây là bài copy lại trên Facebook tôi đã đăng vào ngày 21/7/2017.
Năm nay con gái vào lớp 1, hai vợ chồng lo chạy trường, lo tìm hiểu các phương pháp giáo dục cho con mới chợt nhìn lại anh lớn năm nay đã vô lớp 5.
Bạn biết đủ thứ, cái gì cũng bắt chước được, tuy nhiên bắt đầu có những biểu hiện bớt tò mò, bớt quan tâm tới thế giới xung quanh, bớt đặt câu hỏi và đặc biệt là không biết mình phải làm cái gì bây giờ. Nếu tắt internet hoặc tivi bạn sẽ trở nên stuck và thụ động. Đến một nơi lạ là sẽ hỏi giờ mình làm cái gì bây giờ đây ba?
Ngẫm lại bản thân, ở tuổi U40 mình cũng không biết phải làm cái gì tiếp theo bây giờ. Có nhiều câu hỏi tự đặt ra cho bản thân cũng không biết phải trả lời làm sao?
Tôi là ai?
Tôi đang làm gì đây?
Tôi phải làm gì để thích ứng với thế giới đang đổi thay chóng mặt thế này?
Tôi nên làm cái gì với những thứ tôi đang có trong tay?
Ngày nay chúng ta sống trong thế giới mà mình không biết nó sẽ thay đổi như thế nào trong 10 năm tới, vì vậy trẻ em phải được đào tạo để có năng lực đối mặt với sự thay đổi một cách tự tin và quyết đoán. Ở cái tương lai mà robot có thể làm thay con người thì kỹ năng có vẻ như không còn quan trọng nữa. Ở cái tương lai mà bất kỳ kiến thức nào trẻ con đều có thể kiếm được sau vài phút thì việc đến trường để tiếp thu cái kiến thức nó không còn quan trọng nữa.
Vậy con người tương lai cần gì? Có vẻ như năng lực (capacity) lại trở nên quan trọng hơn kỹ năng (skill).
Chúng phải có khả năng linh hoạt, chúng phải có khả năng thích ứng, chúng sẽ phải biết gắn kết, chúng sẽ phải sáng tạo và phải có khả năng tưởng tượng ra một thế giới mà chúng muốn thay đổi.
Với trí tưởng tượng chúng có thể tự thiết kế nên thế giới của chính mình và khi đó máy móc sẽ làm phần lớn công việc còn lại.
Vậy ngôi trường nào cho con? Thật là khó quyết định khi cái hệ thống giáo dục cũ vẫn ám ảnh quá lớn đến suy nghĩ và hành xử của thế hệ chúng ta, trong khi làn gió giáo dục mới vẫn chưa đủ vững vàng để có thể khẳng định rằng sẽ thổi một luồng sinh khí mới cho thế hệ tiếp theo. Đưa con vào một hệ thống nào cũng đều là sự đánh đổi mang nhiều rủi ro của ba mẹ. Cuộc đời của một đứa trẻ lại là cuộc chơi mang nhiều tính may rủi của người lớn. Nhưng ở cái tuổi này mình tin rằng sức mạnh của kiến thức cũng chỉ bó hẹp phần nào trong giới hạn hiểu biết của chính nó, trí tưởng tượng mới mang lại không gian không giới hạn cho tương lai của một đứa trẻ.