Tìm hiểu về Giáo Dục Waldorf Steiner

Thực Tại Xã Hội

Tự nhìn bản thân và thế giới xung quanh, mọi thứ thay đổi quá nhanh, rất rất nhiều người trong độ tuổi 40, 50 không biết mình sẽ phải làm gì trước sự thay đổi quá lớn này. Khi nhỏ, họ chỉ được dạy một nghề, một kỹ năng duy nhất để làm một công việc duy nhất, và khi thế giới thay đổi, họ ko còn biết làm gì nữa, họ không có năng lực để đối diện nó.

Thực tại con trẻ

Trong một chuyến đi chơi,  tôi đã không cho cậu con trai lớn ngồi xem Tivi, thế là cậu buồn chán phát biểu: “Con buồn muốn chết ba ơi.

Thật sững sờ khi một người cha được nghe điều này. Mọi thứ xung quanh con đang đẹp đẽ biết bao, nhưng con lại không nhìn thấy nó, không cảm thấy nó. Tôi chợt cảm giác về một thực tại buồn của thế hệ trẻ con cháu chúng ta.

Bon trẻ không sống với những gì đang diễn ra xung quanh chúng. Chúng hoàn toàn theo khuôn mẫu, không sáng tạo, không có trí tưởng tượng,  không có nội lực, không biết tự chơi, không tự lập, phụ thuộc máy móc, không biết làm gì khi không có TV hoặc internet, rất sợ thầy cô nên không thích đi học. Mệt mỏi, đánh mất trẻ thơ, phát triển không hoàn chỉnh thể chất và tâm hồn…

Thực tại giáo dục

Sự bí ẩn của giáo dục trong thế kỉ trước phụ thuộc vào độc quyền về thông tin. Ngày nay công nghệ làm thay đổi thế giới. Rào cản về thông tin không còn. Bí mật về thế giới ngày càng hiển lộ.

Thông tin đang trở thành một thứ quá thừa thải. Sự học không còn nằm ở việc tiếp cận thông tin. Sự học quay về việc nuôi dưỡng năng lực chọn ra cái gì đáng để theo đuổi, năng lực để quay trở về với những sự thật cơ bản nhất, năng lực để theo đuổi con đường đã chọn.

Cơ hội đang dành cho một thế hệ mới nắm vững những năng lực cơ bản. Năng lực để tự tìm về những kinh nghiệm hữu ích, hơn là đắm chìm trong hằng hà sa số những thông tin (signal vs noise).

Vai trò của giáo dục không còn nằm ở cung cấp kiến thức hay quyền tiếp cận thông tin. Kiến thức sẽ trở nên lỗi thời khi trẻ lớn. Giáo dục là sự chuẩn bị cho một thế giới thay đổi choáng ngợp.

Giáo dục phải ươm mầm cho trẻ năng lực để hành động (act), năng lực để cảm nhận (feel) và năng lực để chọn lựa (think).

Con đường đến với giáo dục Waldorf Steiner

Tôi đến với Waldorf Steiner như một duyên tình cờ của một người bạn. Cô ấy khoe cho con đi học trường làng. Mà rất làng ấy, làng xàng luôn. Tôi đến thăm trường lần đầu tiên với một cảm giác bàng hoàng. Tôi vào một ngôi trường khá vắng, cơ sở vật chất cũng không mấy khang trang. Tôi gặp một bạn trai nhỏ, ngồi một mình một góc phòng, đầu cuối sát, ngồi… đan len. Không có ai chơi với bạn. Thôi chết, đứa này nó tự kỉ à?

Nhưng góc nhìn của tôi lại khác đi khi tôi bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về phương pháp giáo dục này. Tôi nghĩ mình thật may mắn khi đã dành đủ thời gian để tìm hiểu sâu hơn về phương pháp giáo dục cổ điển này.

Sau này mỗi khi nhìn cậu con trai lớp 7 của tôi một mình thoăn thoát ngồi đan len hay làm mộc cho các sản phẩm sáng tạo của con, tôi lại chợt mỉm cười về hình ảnh một đứa trẻ tự kỉ của mình.

Một đứa con trai lớp 7 có thể yêu thích việc đan móc là không phải đùa đâu đấy.

Lịch sử giáo dục Waldorf Steiner

Được sáng lập bởi ông Rudolf Steiner, một nhà triết học, nhà văn người Áo. Lớp học đầu tiên được thành lập vào năm 1919 ở Stuttgart – Đức tại một nhà máy thuốc lá tên là Waldorf-Astoria Cigarette, mục đích là để trong coi và giảng dạy cho con của các công nhân làm việc tại đây.

Waldorf Steiner’s Core Value

building capacity (Steiner) vs building skill (truyền thống)

  • capacity to act (to play / to do / to create)
  • capacity to feel (to observe / to learn / to live)
  • capacity to think (to focus, to choose)

Hiểu của tôi về Skill vs Capacity

Kỹ năng – skill  (đo lường được) là sự thuần thục trong việc tiến hành một công việc cụ thể nào đó (physical or mental) .

Ví dụ: đóng một cái bàn mất 05 ngày, hoặc làm một đôi giày trong 10 ngày.

Trong khi năng lực – capacity, ở mặt khác là thứ hoàn toàn không thể đo lường được. Capacity refers to your potential to handle a situation or event. An example would be observing how you handle stress or sudden changes. 

Ví dụ: 02 người thợ cùng có khả năng đóng 5 cái bàn trong 5 ngày (skill). Tuy nhiên nếu không may họ phát hiện sản phẩm của mình đã lỗi thời và không có người mua. Vậy năng lực (capacity) được thể hiện ở chỗ ai có thể uyển chuyển tìm cách để giải quyết và xử lý số sản phẩm của mình một cách tốt đẹp nhất.

The virtue of Steiner education

  • Anthroposophy as the philosophical backdrop, to understand the workings of the universe, people must first have an understanding of humanity.
  • A holistic approach, not just on intellectual development, but also artistic skills
  • Teachers move with their students through the primary grades, creating a sense of stability and security
  • Music and art are central components, express thought and emotion are taught through art and music.
  • Place premium on imagination/fantasy.
  • Encouraged to use their imaginations, expects the child to create her own toys and other objects.
  • Do not grade your child’s work, focuses more on a child’s potential and growth, rather than on the accomplishments
  • Use of eurythmy. Eurythmy is an art of movement, the art of the soul

Hứa hẹn của giáo dục Steiner

  • Phát triển hoàn chỉnh thể chất
  • Phát triển hoàn chỉnh tâm hồn
  • Phát triển năng lực hơn là kỹ năng
  • Hiểu chính mình, biết mình muốn gì, cần gì
  • Phát triển khả năng lực tự học
  • Năng lực tự chơi với những gì mình đang có
  • Năng lực tự làm việc với những gì mình đang có
  • Nuôi dưỡng sự hứng thú và tò mò với thế giới xung quanh
  • Nuôi dưỡng trí tưởng tượng
  • Năng lực thể hiện (self-expression). Sản phẩm trẻ làm thường trở nên đơn giản, đẹp và ấn tượng hơn.

Đứa trẻ sẽ tự nhiên chơi và làm, không cần ai phải cầm tay chỉ việc con điều gì.

Đó là điều tự nhiên con sẽ làm, nếu con muốn, vì con có năng lực để tự làm chuyện đó.

Tại sao chọn Steiner mà không phải là Montessori

Đã biết Montessori từ lâu, cũng ù ù cạc cạc mua đồ chơi Montessori cho con từ nhỏ, nhưng không tìm hiểu về Montessori. Rồi bén duyên với Steiner trước và bắt đầu có sự so sánh ngược lại với Montessori. Nói thật mình cũng chỉ tìm hiểu Steiner, còn so sánh với Montessori chỉ là kết quả của việc đọc cảm nhận và đánh giá của người khác. Dưới đây là nguyên nhân chọn Steiner mang tính chủ quan của mình.

  • Cũng do tùy duyên. Mình biết Montessori trước, nhưng tìm hiểu Steiner lại kỹ hơn.
  • Mình tin vào năng lực của sự tưởng tượng. Và theo cảm quan của mình, Steiner hòa quyện sự tưởng tượng trong chính hoạt động hàng ngày của con bằng những thứ vật dụng đơn giản nhất, những hoạt động nhiều hình ảnh nhất.
  • Mình tin vào năng lực hãy làm và chơi với bất kỳ những gì mình đang có của Steiner.
  • Minh tin vào khái niệm bàn tay ta làm nên tất cả.
  • Không có trường thuần Montessori thật sự ở Sài Gòn. Và sau này nghiên cứu kỹ cũng không có chuẩn mực nào cho Montessori.
  • Mình tin và cảm được năng lực của những thầy cô dạy Steiner mà mình được tiếp xúc. 
  • Steiner biết rõ ở mỗi độ tuổi cần làm gì về thể chất và tâm hồn cho trẻ. Steiner có khái niệm AgeWise (ở mỗi lứa tuổi trẻ sẽ có một sự phát triển và sự thông thái nhất định, nên phải giáo dục phù hợp từ môn học tới trò chơi và vận động)

Xem thêm:
https://www.thoughtco.com/what-is-a-waldorf-school-2774757
http://www.michaelolaf.net/MONTESSORI%20and%20WALDORF.html

Steiner vs Montessori

 
Montessori
Waldorf Steiner
Founder
Rudolf Steiner (1861-1925)
First School
1907 Rome – Italy
Casa dei Bambini, a “house of children”,
1919, Stuttgart –  Germany
Waldorf Astoria Cigarette Company
Teaching Style
  • Student-directed, teacher follow student
  • Academic subjects are introduced early
  • non-traditional methods of assessments
  • focus on the child’s potential and growth, rather than on the accomplishments
  • Teacher-directed
  • Academic subjects are not introduced to children until an age
  • math, reading, and writing – are viewed as not the most enjoyable learning experiences
  • Encourage playing, imagination, art, music activities
  • non-traditional methods of assessments
  • focus on the child’s potential and growth, rather than on the accomplishments
Spirituality
  • No.
  • Flexible and adaptable to individual needs and beliefs.
Rooted in Anthroposophy (To understand the universe, first must understand humanity)
Learning Activities
  • Respect  a child’s need for rhythm and order in his daily routine
  • Believe in a hands-on as well as an intellectual approach
  • Toys should teach concepts
  • Using pre-designed & approved toys
  • Strong sense of societal reform
  • Avoid violence, build a better world
  • 6 years cycle
 
  • Respect a child’s need for rhythm and order in his daily routine
  • Believe in a hands-on as well as an intellectual approach
  • Imagination is the child’s most important ‘work’
  • Encourages the child to create own toys with materials at hand (Bàn tay ta làm nên tất cả)
  • Strong sense of societal reform
  • Avoid violence, build a better world
  • non-traditional methods of assessments
  • 7 years cycle
Use of Computers and TV
Leave to parents
  • Very rigid about not wanting young people exposed to popular media.
  • Waldorf wants children to create their own worlds
  • Watching TV blocks children to copy, not to create
  • Place a premium on fantasy/imagination in the early years
  • Only allow computers on upper school grade (7 grade or latter)
Adherence to Methodology
There is no standard.
There are many flavors of Montessori
Stick pretty close to standards set out by the Waldorf Association.
 
 
 
 
https://www.thoughtco.com/how-does-montessori-compare-with-waldorf-2774232

Tại sao chọn Tre Xanh

  • Vì tin vào phương pháp Waldorf Steiner
  • Vì cảm được năng lực cũng như tình yêu của các cô ở Tre Xanh.
  • Tận dụng cơ hội thầy cô ở Tre Xanh là những cánh chim đầu đàn tâm huyết về Waldorf Steiner. Người tiên phong luôn có tâm, có tầm thì ắt giỏi.
  • Mình có nhiều bạn đang cho con theo học ở đây và đánh giá tốt.
  • Tận dụng độ tuổi thích hợp cho con. Với Waldorf Steiner càng nhỏ càng học càng tốt. Để nó già hơn là không thấm nhuần được tinh hoa. Vì không tận dụng được Age-Wise
  • Vì bạn lớn lớp 4 đang có vấn đề với phương pháp giáo dục truyền thống

Facebook của trường

Sách tìm hiểu về Waldorf Steiner:

Các câu hỏi thường gặp

Waldorf Steiner có phải là tôn giáo?

Không, vì ông này sáng lập một môn gọi là Anthroposophy, nó nghiên cứu sự phát triển về thể chất và tâm hồn con người,  môn này kết hợp nhiều yếu tố về spiritual nên nhiều người lầm tưởng. Mình đã từng e dè một người Việt học Steiner và quá cuồng về Anthroposophy, nhưng sau khi gặp gỡ những người trực tiếp giảng  dạy, mình nhận thấy nó chỉ là những ritual cần thiết giúp cho trẻ tốt hơn.

https://www.rudolfsteinerweb.com/Rudolf_Steiner_and_Religion.php
https://en.wikipedia.org/wiki/Anthroposophy

What are the origins of the anti-technology approach of the Waldorf Steiner Education?

What children need to learn today is that which will be of use for a lifetime. More than anything, they will need a well-developed imagination and an insatiable lust for learning. They will need strong interpersonal communication skills. They will need to be able to think on their feet and be comfortable in their own skin.

More than rejecting computers for young students, Waldorf Steiner Schools simply do not see any benefits in having computers before middle school. The official policy in some schools is no tech until 7th grade. This is because it erodes the naturally occurring development of the imagination and interferes with the ability to focus.

Cho nên sự hào nhoáng của công nghệ cũng như các pre-boxed product/toys làm tiêu diệt khả năng tưởng tượng của con. Nên tránh xa.

Inspirational Movies

https://www.youtube.com/watch?v=OGC4WBDEVrE

Don’t be obsessed with Tools and Methodologies

Nhiều người dành cả đời tiềm kiếm cây đũa thần, một công cụ hoàn hảo giải quyết mọi vấn đề.

Chúng ta khao khát tìm kiếm một quy trình, hệ thống, hoặc đơn giản là một công cụ. Chúng ta tin rằng “có thứ đó” mọi việc tự nhiên được giải quyết và ta thành công.

Chúng ta hiến dâng đời mình tìm kiếm nó. Chúng ta lao vào đọc đủ loại sách, học đủ loại quy trình, tìm hiểu nhiều công nghệ nhưng lại không rõ mình đang giải quyết vấn đề gì.

Ta biết đủ các loại phương pháp và luôn trích dẫn phát-biểu của những người thành công, những tác giả nổi tiếng để củng cố cho tính đúng đắn và hữu dụng của những phương pháp, những công cụ mà ta đã góp nhặt.

Ở đây không ám chỉ đến việc học hỏi và ứng dụng cái hay của người khác vào công việc của mình. Chúng ta đang nói đến việc quá thần tượng và cứng nhắc tuân theo một phương cách cụ thể nào đó. Chúng ta thần tượng hóa, đồng hóa thành-công với mức độ tuân thủ một quy trình hay sự trung thành với một công cụ nào đó. Việc phát biểu thuần thục và tỏ ra tuân thủ những phương pháp, quy tắc của người khác đối với ta như một thứ tôn giáo. Tuy nhiên chúng ta vẫn không thể giải quyết được vấn đề của mình.

Chúng ta trở nên lúng túng khi làm việc với những người có khả năng ngẫu hứng trước hoàn cảnh. Họ không theo chuẩn mực. Họ làm theo cách của họ. Họ phá vỡ quy luật và rồi đạt được điều họ muốn.

Nếu chúng ta là nô lệ của phương pháp, công cụ, chúng ta vô tình nhốt mình trong những khái-niệm-cứng-nhắc như: Chỉ có một cách tuyệt vời nhất đúng đắn nhất để làm việc này.

Bất kì phương pháp nào cũng không đúng trong mọi trường hợp. Nó có thể đem đến thành công cho người này, nhưng lại ngoảnh mặt với người khác. Bởi vì hoàn cảnh của ta thiếu vài điều kiện cần để đáp ứng tính hữu dụng của phương pháp đó. Vì thế đừng trở thành nô lệ cứng nhắc cho một công cụ hay quy trình cụ thể nào.

Điều quan trọng là phải hiểu rõ mục tiêu và tầm nhìn công việc. Phải nắm rõ được thực tại của bản thân. Hoàn cảnh của ta có những đặc điểm cụ thể cá biệt gì so với người khác?

Phần lớn trường hợp chúng ta cần sáng tạo quy trình và phương pháp riêng cho con đường chinh phục mục tiêu của mình. Chúng ta cần tạo ra những công cụ riêng mà chưa ai từng nghĩ đến. Tất nhiên cái tuyệt chiêu chúng ta nghĩ ra sẽ phù hợp hơn cái chúng ta đã học.

Lựa Chọn hơn Cố Gắng

KẾT QUẢ chỉ có thể tốt nếu MỤC TIÊU đề ra cũng tốt y như thế.

Cho dù thực hiện thành công đến đâu, điều quan trọng là chúng ta phải có một mục tiêu đúng ngay từ đầu. Không thì kết quả củng chỉ là kết quả.

Con người vẫn luôn nhầm. Chúng ta tưởng mình đã giành rất nhiều thời gian vào chiến lược trước khi hành động. Có một nghịch lý trong cách tâm trí chúng ta vận hành, ta thực hiện tốt phần “làm” hơn phần “nghĩ”. Không phải chúng ta thiếu hiểu biết về chiến lược mà vì chúng ta quá ham biến mong muốn thành hiện thực.

  • Ta tập trung nhiều vào việc kiếm tiền hơn là tìm cách để chi tiêu hợp lí.
  • Ta nỗ lực nhiều hơn vào việc trở nên ‘thành công’ hơn là định nghĩa lại khái niệm của thành công khiến ta hạnh phúc.

Trong mọi trường hợp, ta tập trung nhiều vào cơ chế, quy trình, công cụ hơn là những câu hỏi về: “mục đích và ý nghĩa”.

Ta luôn dị ứng với những câu hỏi lớn:

  • Tại sao ta lại cần tiền?
  • Cuối cùng thì ta đang cố gắng làm gì?
  • Cái gì sẽ khiến ta hạnh phúc hơn?
  • Tại sao phải bận tâm chuyện này?
  • Điều ta làm có mang lại giá trị cho chúng ta và mọi người hay không?

Với sự nhẫm lẫn đó, ta điên cuồng lao tới hiện thực những ham muốn, mù quáng vắt kiệt sức của mình, trói buộc mình vào các lịch trình và các chỉ tiêu. Cùng với điều đó, ta không dám tự hỏi rằng:

  • Mục tiêu của phát triển là gì?
  • Tại sao ta cần phát triển?
  • Ta cần gì để phát triển ?”

Và vào cuối cuộc đời đã nỗ lực như một siêu nhân, ta nhận ra rằng mình đã chọn sai đích ngay từ đầu.

Ở trường, ‘chăm học’ có nghĩa là nghiêm túc và làm theo, không cần phải băn khoăn đặt những câu hỏi kiểu “Sao lại phải học môn này?” Trong cuộc sống, những câu hỏi mang tính chiến lược khiến người ta có cảm giác như một đứa dở hơi.

  • Tại sao ta lại cần tiền?
  • Làm thế này để làm gì?
  • Một mối quan hệ thật sự có ý nghĩa gì?
  • Một cuộc đối thoại nên như thế nào?

 

Chúng ta là hậu duệ của một giống loài luôn tìm ra một chuỗi những khám phá phức tạp chỉ để phục vụ vài mục tiêu, nhu cầu cơ bản.

Như vậy có phí không? Vì thế, nên nghiêm túc đặt những câu hỏi khó chịu hơn cho những chọn lựa quan trọng:

  • Cái này có đáng để mình nỗ lực không?
  • Cái này có ý nghĩa gì?
  • Mình sẽ ở đâu trong vài năm tới nếu điều này là đúng?
  • Cái này thì liên quan gì đến việc hoàn thiện con người mình?

Làm việc tận tụy không phải là chạy từ cuộc họp này tới cuộc họp khác, hay liên tục trả lời các cuộc điện thoại mới là tận tụy.  Theo định nghĩa, tận tụy là hết lòng. Vậy chúng ta có đặt tấm lòng của mình đúng chổ trước những lựa chọn hay chưa?

 

** Bài này được viết lại từ nguồn:

How We Prefer to Act Rather Than Think

http://tramdoc.vn/tin-tuc/mot-goc-nhin-khac-ve-tu-duy-chien-luoc-tai-sao-chung-ta-thuong-de-tay-nhanh-hon-nao-nGnyoW.html

Lời nhắc Tâm

Kiến Thủ là gì ?

Là sự chấp chặt vào quan điểm nhận thức, tin vào điều mình chưa thấy rõ và bác bỏ điều mình chưa thông .

Bắt đầu đi sâu tìm hiểu về đạo lý, tiếp xúc thêm các trường phái tâm linh ngoài Phật pháp, được tiếp cận nhiều triết lý hay, mang tính bước ngoặt, nhưng trong sâu thẩm, bắt đầu phát sinh nhiều sự hồ nghi khó giải thích.

Nhận thấy đã có nhiều sự so sánh, suy xét giữa các trường phái tâm linh,  đan xen ít nỗi sợ và hoang mang. Sợ vì sẽ vội vã tin vào những điều siêu hình đầy cuốn hút. Sợ vì mình sẽ đánh giá, đưa ra những phê phán về điều chưa thực chứng gây nên tà kiến. Sợ vì sự đóng chặt vội vã khiến không thể mở lòng tiếp bước trên con đường khai sáng.

Tất cả các con đường tâm linh đều muốn đem lại điều tốt đẹp. “Từ bi là tình thương vô hạn”, “nhập định là an lạc vô biên”, hay thực tế hơn “phước đức là nền tảng kiến tạo đời sống sung túc dài lâu”. Tất cả những khái niệm đó đều tốt đẹp, đều thúc đẩy con người “hành động ráo riết“. Mạc pháp rồi, phải hành động, phải ráo riết, không thì không kịp. Từ Minh giáo cho đến Nhật Nguyệt thần giáo đều phát biểu như vậy.

Tôi có nổi sợ trước những ám thị mang tính vô hình như vậy. Tôi không nhìn ra người ta có lợi ích gì từ những ám thị này. Nhưng chính chúng ta, những con người thực hành theo các con đường tâm linh đang nuôi dưỡng một lòng tham vi tế hơn, đang mong muốn và nuôi dưỡng một tự ngã trở nên siêu việt hơn.

Mình có niềm tin chắc chắn Tâm là chủ thể chính đưa ta vững bước trên con đường tâm linh. Phải luôn tâm niệm bảo vệ sự thuần khiết của Tâm, nó chính là Huệ Mạng của người hành giả. Phải luôn giữ Tâm trên con đường Chánh Kiến và đặc biệt không được đóng nó lại.

Dưới Đây là điều nhắc nhở dành cho Tâm mỗi khi mình bắt đầu tiếp cận và học tập điều gì đó mới. 

Mục tiêu của thực hành tâm linh là làm trong sạch Tâm, nhóm lên ngọn lửa trí tuệ.

Tâm con người về cơ bản là rất tốt, rộng lượng và từ mẫn. Nhưng có thể nó đã không thường làm việc cùng với trí tuệ. 

Vì có lòng từ bi nên bạn đến làm việc tại một bệnh viện hay trại tế bần. Nhưng bạn thấy rằng có nhiều quan liêu ở đó và bạn không thể làm những điều mà mình muốn. Bạn thấy mình cần đấu tranh chống lại hệ thống làm việc ở đó, và rồi bạn kiệt sức bởi sự cố gắng của mình. Bạn kết luận rằng lòng từ bi của mình không được sử dụng theo một phương cách tốt nhất. Rồi bạn bỏ cuộc.

Bởi vì chúng ta suy nghĩ các thứ phải nên như thế này hay như thế kia, rồi khi nó không giống như vậy thì chúng ta thất vọng; và tâm trạng thất vọng đã che mờ óc sáng tạo mà chúng ta cần có cho tình huống. Không có trí tuệ, khiến ta bám chặt vào từ ngữ, định kiến của riêng mình hoặc chấp chặt vào một vấn đề nào đó mà chúng ta nghĩ là quan trọng.

Khi chúng ta muốn phát khởi lòng từ bi, căn bản chúng ta phải chấm dứt kiểu làm việc bằng cảm tính. Do đó nếu không có trí tuệ, lòng từ bi sẽ không làm việc hiệu quả. Trí tuệ giúp chúng ta không đặt điều kiện và không thiên vị trong những việc làm của mình. 

Với trí tuệ, chúng ta không bị giới hạn nơi một nguyên nhân hay mục đích duy nhất; chúng ta nỗ lực hết mình trong mỗi tình huống được đưa ra, và rồi chúng ta tiến lên.

Trí tuệ là sự cởi mở giúp chúng ta thấy được những gì là cốt tủy và hữu hiệu nhất.

Trí tuệ là những nhu cầu thật sự cần được chứng nghiệm thông qua thực hành. Trí tuệ giúp chúng ta tự chiêm nghiệm, tự loại bỏ những điều không phù hợp, và dạy chúng ta rằng những khác biệt này không khiến chúng ta rút lui. Chúng không ngăn chặn chúng ta vận dụng lòng từ bi bằng sức mạnh và ý chí lớn hơn.

Không phải là trí tuệ nếu chúng ta đơn giản tin tưởng vào những gì người khác nói lại. 

Trí tuệ thực sự là nhìn thấy trực tiếp và tự mình hiểu. Ở mức độ này, trí tuệ làm cho tâm cởi mở hơn

  • Lắng nghe những quan điểm của người khác hơn là tin mù quáng
  • Cẩn thận xem xét những sự kiện ngược lại hơn là vùi đầu trong mê lộ
  • Phải khách quan hơn là thành kiến hay phe phái
  • Dành thời gian để hình thành ý kiến và niềm tin, hơn là chỉ chấp nhận điều đầu tiên ta nghe thấy hay điều dễ cảm xúc nhất đưa đến cho ta
  • Luôn sẵn sàng thay đổi niềm tin một khi sự thật tương phản lại ta.

Người làm được điều này chắc chắn là khôn ngoan và cuối cùng đến gần với hiểu biết chân chính.

Make Life Simple

__ on reading Your Life as Art, Robert Fritz

Simplicity comes from clarity about what’s important.

  • Life is complex when we haven’t defined what is important to us.
  • Life is complex when we’ve made too many things important on an equal level.
  • Life is complex when nothing in particular is important to us.

A life is made simple by adopting the principle of value-hierarchy.

Life is very complex when we make everything equal. When things are of the same value, they naturally compete against each other for air time in our life. When we begin to sort out what’s more important and what’s less important, we begin to sort out the complexity.

There is no place for value conflicts.

Man is pushed by drives. But he is pulled by values. He is always free to accept or to reject a value he is offered by a situation.

Start making life simple by deciding What’s Really Important.

When we determine the highest position on the hierarchy, the theme in that position organizes our lives, although it is more accurate to say that we organize our life around it.

Sách Hay: This is Marketing

Là một software engineer, là kẻ ngoại đoại, không hiểu gì về marketing. Lớn lên trong thời kì mạng xã hội, thấy nhà nhà người người đi làm marketing. Mà tôi cũng chẳng hiểu làm marketing là làm gì. Chỉ thấy rõ 2 điều:
1) các xếp marketing thì có vẻ lịch lãm và sang trọng lắm
2) số còn lại không ngồi viết bài thì ngồi setup google và facebook.

Tôi chưa hiểu năng lực thật sự của những người này là thế nào. Kỹ năng của họ là gì. Tôi chỉ thấy vài đồng đi ra thì có vài đồng trở lại. Và rồi tôi thấy cả xã hội ai cũng hăng say và hớn hở với điều đó. Dường như sự phát triển của xã hội là google và facebook. Dường như năng lực cạnh tranh của xã hội là google và faecbook.

Tôi luôn tự hỏi nếu google và facebook là năng lực của tôi thì sau này tôi sẽ truyền lại cho con cháu kinh nghiệm gì khi mà cứ vài tháng nó không còn là một kinh nghiệm đúng nữa?

Nếu người người nhà nhà đều coi google/facebook như là một năng lực chính của họ thì những năng lực sáng tạo và sản xuất khác của xã hội nó sẽ biến đi đâu?

Cho đến khi tôi đọc This Is Marketing. Nó cho một cảm hứng thật sự.

—-

There’s a kind of short-term, profit-maximizing hustler can easily adopt a shameless mindset. Spamming, tricking, coercing. This is a shameless pursuit of attention.

The other kind of marketing, the effective kind, is about understanding our customers’ worldview and desires so we can connect with them. It’s focused on being missed when you’re gone, on bringing more than people expect to those who trust us. It seeks volunteers, not victims.

Not Mass, Not Spam, Not Shameful…
Marketing is the act of making change happen.
Marketing is the generous act of helping someone solve a problem.
It’s a chance to change the culture for the better.

Có một câu truyện về những chiến binh săn sư tử Maasai. Họ mặt đối mặt chiến đấu với sư tử. Mỗi một đứa trẻ Maasai lớn lên là một mối hiểm họa đe dọa đến loài sư tử.

Rồi những người làm marketing đã đến vùng đất xa xôi ấy ở Châu Phi. Không google, không facebook, họ tìm hiểu văn hóa, tìm hiểu tập tục. Họ làm việc với những già làng. Họ xây dựng những hoạt động văn hóa mới, những nghi thức thờ cúng mới. Họ kể những câu truyện mới. Họ tổ chức hẳn một Olympic cho những thợ săn sư tử.

Chỉ sau thời gian ngắn, những chiến binh được mệnh danh là The Lion Killer nay đã có biệt danh mới The Guardian of Lions. Những đứa trẻ Maasai lớn lên sẽ đi tìm những con sư tử của mình, đặt tên và gắn thiết bị theo dõi. Chúng sẽ theo sát và bảo vệ những con sư tử ấy như một minh chứng cho sự thay đổi, cho một nghi thức mới, một tập tục mới.

This is an Artist way.

Đọc để có cảm hứng mới về Marketing như môt thủ pháp để hiểu, để kể chuyện, để tạo ra thay đổi, để làm customer centric như người người nhà nhà đang lại rủ nhau đi làm.

Sách Hay: This is Water

Có hai chàng cá đang bơi tung tăng thì gặp một cụ cá bơi ngang qua. Cụ nháy mắt cười và hỏi thăm: “How’s the water?”. Các chàng cứ thế bơi một quảng và đột nhiên băn khoăn: “Thế nước là cái quái gì nhỉ?”

Đây là đoạn mở đầu cho cuốn This is Water. Nó chỉ là một bài diễn văn nhỏ được David Foster Wallace đọc tại lễ tốt nghiệp của trường trung học Kenyon College. Nó được in thành sách, dành cho những ai vẫn còn nhắc đến ông.

Cuốn sách này quan trọng với mình vì nó bàn về mục tiêu của giáo dục, mục tiêu của sự học đối với đời người.

Nghệ thuật của giáo dục không phải là để nhét đầy kiến thức, mà nó phải dạy chúng ta biết cách suy nghĩ. Nó cũng không hẳn là năng lực để suy nghĩ. Đúng hơn, nó là năng lực tỉnh thức để nhận ra cái gì là quan trọng. Năng lực để chọn cái đáng mà suy nghĩ, mà chú tâm vào.

Chỉ là một tí tỉnh thức để quyết định cái gì có ý nghĩ và không có ý nghĩa trong đời chúng ta. Chỉ là một tí tỉnh thức để nhận ra điều gì là sự thật và cái gì là cần thiết.

Bởi tất cả những điều quan trọng luôn bị che lấp bới những thứ tầm thường nhưng hào nhoáng luôn bủa vây chúng ta.

Hôm nay bạn thở thế nào?

Sách Hay: The Storytelling Animal – How Stories Make Us Human

Đọc Homo Sapiens chỉ có cảm nhận con người duy trì được quần thể đông hơn con thú ở chổ thích bà tám, thích kể chuyện phím.

Đến đọc cuốn này mới có cái nhìn sâu hơn việc con người bị kiểm soát bởi những câu truyện như thế nào.

Câu truyện như một sự diễn tập cho những điều chưa xảy ra, như một sự thoả mãn cho những mong muốn chưa đạt được. Khả năng dựng truyện đã len lỏi vào trong tâm trí, trong nổi sợ và trong khoa khát của mỗi con người. Thậm chí cả trong giấc mơ chúng ta cũng kể truyện cho chính mình.

  • Đọc để nhận ra biết kể truyện dễ thành công.
  • Đọc để nhận ra ta dễ bị lợi dụng bởi những câu truyện.
  • Đọc để cảnh giác với những câu truyện của chính mình. Vì tâm trí của ta cả ngày cũng chỉ biết kế truyện mà thôi.

Đọc để nhận thấy không đọc truyện cho con là một thiệt thòi lớn nhất.

Sách Hay: Storm In A Tea Cup

Đọc để thấy khoa học rất đời thường.
Đọc để thấy nhà khoa học kể truyện rất lôi cuốn.

 

Bài học lớn nhất

The universe works the same at every scale.
Khi bạn thấy được quy luật, bạn sẽ thấy nó ở mọi nơi.
Khi bạn hiểu được quy luật, bạn sẽ dùng được nó ở mọi nơi.

Nhiều câu truyện nhỏ xoay quanh những hạt phân tử khí (gaz). Cùng một cách vận hành, chúng đã tạo nên nhiều điều kì diệu trong cuộc sống:

Từ cơn bão được quan sát ngoài vũ trụ, đến tách trà chúng ta uống mỗi ngày, bịch bắp rang ta vẫn ăn mỗi khi xem phim, nạn cháy rừng vẫn đang là nỗi đau hay cách mà chúng ta uống nước….

Rất rất nhiều những câu truyện khác. Cùng một bản chất, cùng một quy luật, thiên nhiên đã sử dụng nó cho nhiều mục đích khác nhau, đôi khi lại trái ngược nhau hoàn toàn.

Parents do not raise children, NATURE DOES

— on Reading ATMAMUN, Kapil Gupta

Parents do not raise children.
NATURE DOES.

Nature does not make mistakes with children.
PARENT Do.

Whatever a parent does in the name of his or her child, he is really doing for himself. Parents are enslaved by the need for their children to reflect well on the family name.

The greatest thing you can do for your child is to not interfere.

A child does not need a parent’s teaching.
He needs a parent to create for him a certain environment. And this environment (with its wisdom) will do all of the necessary teaching.

If you create an environment of peace, the child will learn to be relaxed.

If you create an environment of understanding, the child will be open with his problems.

If you create an environment of silence, the child will become averse to the world’s noise.

If you create an environment of freedom, the child will have the courage to find his own way.