Tagging khôn ngoan cho kho tài liệu

Tagging, sự tự hào

Tôi  là Knowledge Worker. Có chút thành tựu là nhờ vào kho lưu trữ kiến thức của mình (PKM – Knowledge Management System).  Hơn chục năm toàn dùng Tag để phân loại, sắp xếp thông tin. Tôi hãnh diện về điều đó. Hãnh diện công sức đã bỏ ra để tổ chức. Nó là kho báo thật sự.

Tôi hãnh diện về độ chi tiết mà mình đã dày công mô tả cho rất nhiều thông tin được lưu trữ.  Tôi cảm thấy khó hiểu và hơi tự cao đối với những người vẫn dùng phương pháp lưu trữ tuyền thống theo kiểu thư mục.

Cho tới ngày tham gia khóa học Build a Second Brain, tôi nhận ra:

Dùng Tag để mô tả , sắp xếp thông tin là không hợp lý.
Sắp xếp thông tin kiểu thư mục truyền thống lại vượt trội hơn.

Tôi đã hoang mang.

Mà điều đó đúng. Ngẫm lại thấy hệ thống quản lý file của các hệ điều hành không có tag. Google Docs cũng không tag. Các xếp của tôi không dùng tag, các thầy cô của tôi cũng vậy. Họ vẫn dùng kiểu thư mục truyền thống. Đặc biệt họ đều là những người thành công và làm việc hiệu quả hơn tôi.

Tagging, một tham vọng

Khi nói về kỹ năng làm việc hiệu quả, chúng ta luôn tin rằng cách tổ chức theo kiểu đánh Tag có ưu thế hơn cách tổ chức theo kiểu folder truyền thống. Tag đem đến nhiều tiện nghi không thể chối cải:

  • tag cho phép một chủ đề được xếp ở nhiều nơi
  • gắn một tag nhanh hơn xếp vào một folder
  • tag cho phép một cơ chế tìm kiếm kết hợp ngẫu nhiên, độc nhất và nhanh nhất

Chúng ta đánh tag với hi vọng ngày nào đó chúng sẽ được xài vào việc gì đó (chưa xác định).

Tagging cho ta niềm tin có thể tạo ra một hệ thống phân loại hoàn chỉnh và phổ quát cho mọi loại thông tin (Universal Taxonomy).  Ta tin rằng sẽ thiết lập được mọi quan hệ giữa mọi loại chủ đề, mọi ý tưởng mà ta có. Khi cần, chỉ dùng một từ khóa tìm kiếm hoặc kết hợp nhiều từ khóa tìm kiếm thì thông tin đó và mọi khái niệm liên quan đều sẵn trên đầu ngón tay, một cách hoàn chỉnh.

Đó chỉ là tham vọng.

Hy vọng vào tagging sẽ đem đến một sự quản lý và tổ chức hoàn chỉnh là chưa hiểu rõ hạn chế cũng như điểm mạnh trong cách thức hoạt động của chính não bộ chúng ta.

Chúng ta rất lười

Tagging đòi hỏi phải đánh tag (mô tả) cho mọi thông tin khi nhập vào hệ thống. Ta còn phải tag tất cả sự phân loại và quan hệ của nó với tất cả những thông tin khác. Điều đó đòi hỏi một công sức rất lớn, mà ta thì rất lười. Về lâu dài ta ngán và không còn thói quen đánh tag cho thông tin khi đưa vào hệ thống.

Trí nhớ của chúng ta rất tệ

Mindset của ta trong quá trình nhập liệu khác hoàn toàn so với quá trình tìm kiếm. Trong quá trình nhập liệu, ta không thể đoan chắc lúc tìm kiếm mình sẽ suy nghĩ và sử dụng tag gì. Tương tự lúc tìm kiếm, ta lại không thể nhớ nổi mình đã đánh những tag gì lúc nhập liệu.

Ví dụ trong một bài viết về đầu tư của Warrent Buffet, tôi đã đánh tag chữ Buffet nhưng khi tìm tôi lại dùng chữ Warrent.

Thiếu tính định hướng (gợi ý)

Khoa học những năm gần đây có nhiều phát hiện quan trọng về nhận thức của con người. Tôi xin giới thiệu khái niệm Stigmergy Cognition. Tạm dịch là nhận thức có được thông qua tương tác gián tiếp với môi trường.

Chúng ta suy nghĩ không giống như máy tính. Máy tính lưu trữ hàng tỉ các khái niệm trừu tượng và từ đó tính ra kết luận. Chúng ta dùng chính cơ thể và các giác quan của mình tương tác với môi trường xung quanh mình và từ đó rút ra định hướng và hành động.

Nói đơn giản chúng ta nhờ môi trường xung quanh để lưu trữ và phân tích thông tin bởi vì não của chúng ta không giỏi làm điều đó.

Ví như khi đi rừng, chúng ta không thể nhớ hết tất cả lộ trình mình đã đi qua có những đặc điểm gì, có bao nhiêu ngã rẻ… Nhưng chỉ cần chúng ta đi theo từng chặng, ở mỗi chặn, cứ nhìn vào cảnh vật xung quanh, chúng ta lại nhận ra là mình nên đi theo hướng nào để đến chặn tiếp theo.

Đây là cách mà não của chúng ta đã được rèn luyện từ bao đời, từ thời còn chưa có đường xá thuận lợi dễ dàng, từ thời còn là những động vật nguyên sơ phải di chuyển trong rừng rậm. Bằng cách hạn chế thông tin chỉ được kích hoạt ở một môi trường cụ thể nào đó, ta đã khắc phục được hạn chế về trí nhớ của mình.

Như vậy tổ chức theo kiểu thư mục truyền thống là một hình thức tận dụng stigmergy. Hẳn những người đang dùng phương pháp tổ chức này vẫn chưa tìm hiểu về Stigmergy, nhưng họ lại cảm thấy hoàn toàn chủ động và thoải mái vì họ đang sử dụng đúng năng lực của mình.

Ngược lại như tôi, tận dụng tagging quá mức đã chuyển mình qua chế độ làm việc abstract, đã gần như từ bỏ đi năng lực vốn có của loài người.

Sự hổ trợ sai lầm của các công cụ đánh tag

Các ứng dụng quản lý tài liệu hiện nay hổ trợ việc đánh tag một cách quá mức dễ dàng. Người dùng chỉ cần đánh bất kỳ tag nào, mọi việc coi như xong, kết quả đúng sai công cụ tự xử lý.

Điều này dẫn tới số lượng tag phát sinh quá mức. Các tag trùng hoặc tag không hoàn chỉnh cũng được tạo ra một cách tùy tiện.

Vậy chúng ta nên làm gì?

PKM không phải là một nấm mồ của kiến thức. PKM phải là công cụ hỗ trợ suy nghĩ, hỗ trợ sáng tạo. Đó là điều tâm đắc nhất tôi được học.

Quan trọng không phải bao nhiêu thông tin được nhập vào hệ thống. Quan trọng là bạn xài được bao nhiêu trong lúc cần nhất.

Ý nghĩa của một hệ thống sắp xếp không chỉ để phân loại, mô tả ngữ nghĩa trừu tượng của thông tin. Nó phải là công cụ thúc đẩy hành động. Nó phải giúp thông tin mang tính hành động hơn.

Hãy đánh tag tài liệu của mình để định hướng khi nào chúng sẽ được xài, cho cái gì và bằng cách nào.

Tôi sẽ có bài viết khác mô tả chi tiết hơn hệ thống đánh tag của tôi đã thay đổi như thế nào.

Sách Hay: This is Water

Có hai chàng cá đang bơi tung tăng thì gặp một cụ cá bơi ngang qua. Cụ nháy mắt cười và hỏi thăm: “How’s the water?”. Các chàng cứ thế bơi một quảng và đột nhiên băn khoăn: “Thế nước là cái quái gì nhỉ?”

Đây là đoạn mở đầu cho cuốn This is Water. Nó chỉ là một bài diễn văn nhỏ được David Foster Wallace đọc tại lễ tốt nghiệp của trường trung học Kenyon College. Nó được in thành sách, dành cho những ai vẫn còn nhắc đến ông.

Cuốn sách này quan trọng với mình vì nó bàn về mục tiêu của giáo dục, mục tiêu của sự học đối với đời người.

Nghệ thuật của giáo dục không phải là để nhét đầy kiến thức, mà nó phải dạy chúng ta biết cách suy nghĩ. Nó cũng không hẳn là năng lực để suy nghĩ. Đúng hơn, nó là năng lực tỉnh thức để nhận ra cái gì là quan trọng. Năng lực để chọn cái đáng mà suy nghĩ, mà chú tâm vào.

Chỉ là một tí tỉnh thức để quyết định cái gì có ý nghĩ và không có ý nghĩa trong đời chúng ta. Chỉ là một tí tỉnh thức để nhận ra điều gì là sự thật và cái gì là cần thiết.

Bởi tất cả những điều quan trọng luôn bị che lấp bới những thứ tầm thường nhưng hào nhoáng luôn bủa vây chúng ta.

Hôm nay bạn thở thế nào?

Sách Hay: The Storytelling Animal – How Stories Make Us Human

Đọc Homo Sapiens chỉ có cảm nhận con người duy trì được quần thể đông hơn con thú ở chổ thích bà tám, thích kể chuyện phím.

Đến đọc cuốn này mới có cái nhìn sâu hơn việc con người bị kiểm soát bởi những câu truyện như thế nào.

Câu truyện như một sự diễn tập cho những điều chưa xảy ra, như một sự thoả mãn cho những mong muốn chưa đạt được. Khả năng dựng truyện đã len lỏi vào trong tâm trí, trong nổi sợ và trong khoa khát của mỗi con người. Thậm chí cả trong giấc mơ chúng ta cũng kể truyện cho chính mình.

  • Đọc để nhận ra biết kể truyện dễ thành công.
  • Đọc để nhận ra ta dễ bị lợi dụng bởi những câu truyện.
  • Đọc để cảnh giác với những câu truyện của chính mình. Vì tâm trí của ta cả ngày cũng chỉ biết kế truyện mà thôi.

Đọc để nhận thấy không đọc truyện cho con là một thiệt thòi lớn nhất.

Parents do not raise children, NATURE DOES

— on Reading ATMAMUN, Kapil Gupta

Parents do not raise children.
NATURE DOES.

Nature does not make mistakes with children.
PARENT Do.

Whatever a parent does in the name of his or her child, he is really doing for himself. Parents are enslaved by the need for their children to reflect well on the family name.

The greatest thing you can do for your child is to not interfere.

A child does not need a parent’s teaching.
He needs a parent to create for him a certain environment. And this environment (with its wisdom) will do all of the necessary teaching.

If you create an environment of peace, the child will learn to be relaxed.

If you create an environment of understanding, the child will be open with his problems.

If you create an environment of silence, the child will become averse to the world’s noise.

If you create an environment of freedom, the child will have the courage to find his own way.

There is no Path for your life

― on reading A Master’s Secret Whispers, Kapil Gupta

There is no Path for your life.

The Path is not a Map.
It is all about Quality.

Don’t search for Success
since success will be followed by Failure,
and you will search for another success.

Be a seeker of Mastery
and have the chance to Create Value.

Don’t search for Happiness
since happiness is the same as the struggle
and your whole life hopes for sadness to go away.

Be a seeker of Mastery
and you are right on the path to truly Joy and Experience

Don’t play to win
He who plays to win suffers the wrath of the mind

Be a seeker of Mastery
and you are right on the path to play with your Instinct

Sport and Craft are vehicles for perfecting oneself,
to truly Play
to closer with Quality
to become Mastery.

Only fool man trains in order to win.
The wise man devotes his life
to sharpen his body
to conquer his mind
and refine his craft

He trains in order to forge his spirit.
to perfect himself
to become Mastery.

For his craft is his life
and its refinement is his journey,
a journey toward perfect himself
a journey of  Experience and Mastery.

Chất lượng

2019 IronMan 70.3 Đã Nẵng Finished

Ngày hôm nay, chỉ 7 tiếng ngắn ngủi. Nhưng nhờ nó mà định hình được một hành trình. Cũng nhờ nó mà được nhìn thấy nhiều nỗi sợ, sự hồi hộp, cũng như sự quyết tâm của rất nhiều con người, nhiều lứa tuổi.

Vẫn luôn là cảm giác quý giá đó mỗi khi ở đây. Vẫn luôn là một hoạt động quan trọng trong lịch trình của mình. Vẫn hồi hộp như lần đầu với chút tự tin và tiến bộ ti tí so với năm ngoái.

Năm nay bơi hết 49 phút, nhanh hơn 2p so với năm ngoái. Ra biển gặp sóng đã tự tin hơn. Đã  cố gắng làm 700m bơi sải, nhưng tốc độ không lại các chị các em, nên thôi, chuyển qua bơi ếch cho nhanh. Kết quả 49p.

Chạy bộ 2h30p, rút được 10p. Còn mỗi đạp xe là lẹt đẹt ngưởi khói người ta. Mục tiêu sang năm bơi 45p đạp 3hrs là ngon rồi.

Giờ đợi thằng cùng phòng về bàn kế hoạch ăn mừng.

 

 

Văn Hóa Là Gì?

Theo định nghĩa từ Wiki:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Văn_hóa

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn họcnghệ thuật như thơ camỹ thuậtsân khấuđiện ảnh… Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận… Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.

Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người [3]. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.

Gần đây tôi đã được thầy Trần Việt Quân giải thích từ này theo một nghĩa khác mang tính rất hành động, rất tích cực

VĂN: là những Lời Dạy về điều hay lẽ phải
HÓA: là Chuyển Hóa

Văn Hóa nên hiểu là thực hành, áp dụng, những lời dạy về điều hay lẽ phải vào tu sữa để chuyển hóa được bản thân mình thành con người tốt hơn.

Người có Văn Hóa là người phải áp dụng được những thứ mình học vào làm thay đổi bản thân mình. Người có Văn Hóa đã chuyển hóa được bản thân mình.

Tương tự , Gia Đình Văn Hóa là gia đình đã đưa được những giá trị truyền thống tốt đẹp vào chuyển hóa những thành viên trong gia đình mình.

Bàn thờ, nguồn sinh khí của gia đình.

Tôi có cô bạn rất thân, đã bỏ rất nhiều thời gian ra tận ngoài Bắc học về cách con người nên sống như thế nào cho đúng và hợp đạo lý. Trong khóa học đã được học rất nhiều về tổ tiên và nghi thức thờ cúng.

Tôi may mắn được nghe bạn chia sẻ nhiều về quan điểm và ý nghĩ của việc thờ cúng cũng như cách thiết lập bàn thờ.

Gia đình tôi vốn đã có truyền thống thờ cúng ông bà. Tuy nhiên bản thân tôi chưa hề để tâm đến việc phải thiết lập bàn thờ như thế nào là đúng. Cho tới khi được nghe được bạn chia sẻ.

Tôi luôn tự hỏi ý nghĩa của bàn thờ là gì? Làm như thế nào là vừa phải, là hợp lý? Làm thế nào để đừng để bị mắc kẹt vào nghi thức dẫn tới sự mê tín cũng như dẫn tới sự phô trương quá tốn kém?

Tôi đã được học rằng, phàm làm việc gì cũng phải tìm ra được Điểm Tựa (Leverage Point) của hệ thống. Đối với tôi, thờ cúng là một Điểm Tựa tâm linh, là nương nhờ vào nguồn cội, truyền thống tốt đẹp của gia đình mình.

Thờ cúng là một nghi thức. Bàn thờ là một chốn an bình giúp:

  • nuôi dưỡng Lòng Biết Ơn với nguồn cội của mình,
  • giúp nuôi dưỡng Đạo Hiếu
  • là sự ươm mầm cho năng lực tư duy hợp Nhân Quả.

Chữ HIẾU đứng ở hàng đầu
Hiếu với đất trời, hiếu với tổ tiên
Ơn đất nước từng ngọn rau tấc đất
Hiếu đạo vẹn tròn phúc ấm tổ tiên!

 

Cây có gốc mới lảy cành xanh lá
Nước có nguồn mới biển cả sông sâu
Con người ta xuất phát từ đâu?
Có tổ tiên trước rồi sau có mình
Công tiên tổ đã dựng thành từ trước
Đức nhân tài con cháu mới được hiển vinh.

(sưu tầm)

Đâu là cái GỐC của nghi thức ?

BÀN THỜ là công cụ thiện xảo về tâm linh giúp:

  • gắn kết mọi thành viên trong gia đình:
  • thực hiện việc Tưởng Nhớ và Gắn Kết với ông bà tổ tiên thông qua NGHI THỨC Cúng Bái (mỗi ngày)
  • qua đó Làm Mạnh Mẽ hơn
    • sự gắn kết với cái NHÂN (nguồn gốc), cái NÔI (môi trường) sinh ra và hình thành nên con người mình
    • cuộc đời này luôn là NHÂN QUẢ, nhân mạnh thì quả lành
    • => Luôn suy tưởng và gắn kết với cái nhân của gia tộc là một dịp để nhìn nhận lại chính mình và gia đình mình
    • phát triển truyền thống và giá trị đạo đức gia đình mạnh mẽ hơn
  • từ đó gieo cái NHÂN MỚI cho chính mình và gia đình mình về
    • về Gắn Bó, Đoàn Kết và Yêu Thương giữa các thành viên gia đình.
    • về GIỚI ĐỊNH TUỆ cho cả gia tộc trở về sau,
    • cũng là hổ trợ tổ tiên đời trước siêu thoát về cảnh lành.

Đâu là Kim Chỉ Nam?

  • Bàn thờ phải là công cụ thúc đẩy hành động không phải là hình thức hoặc sự phô trương và bị kẹt vào đó
  • Bàn thờ phải là công cụ giúp việc thực hành NGHI THỨC CÚNG BÁI trở thành thói quen hằng ngày
  • Bàn thờ phải Là chốn An Bình, là nơi SINH KHÍ, là nơi Nuôi Dưỡng Niềm tin và sự Gắn kết
  • Bàn thờ phải là nơi thúc đẩy GIỚI – ĐỊNH – TUỆ của cả gia đình
  • Setup bàn thờ để mọi thành viên Dễ tiếp cận, thích gần gũi,
  • Bàn thờ phải làm cho việc thờ cúng trở nên
    • Nghiêm túc
    • Có sức sống, Sạch sẽ, thoải mái
    • nhưng đơn giản
    • dễ tiếp cận,  dễ dàng thực hiện nghi thức
    • cần thiết đối với cuộc sống của mỗi thành viên gia đình
    • hài hòa, đẹp với không gian

Đâu là hành động cốt lõi quan trọng?

  • Việc đứng trước bàn thờ là thời khắc nhíp tâm giúp ta
    • suy nghĩ thấu đáo về những sự việc quan trọng
    • quy chiếu về những truyền thống, giá trị tốt đẹp của gia đình trước các quyết định lớn
  • Thờ cúng phải là việc chay tịnh, nghiêm túc
  • Mỗi ngày thành kính thắp hương, Hướng tâm về ông bà tổ tiên
  • Coi ông bà là điểm dựa tinh thần quan trọng (leverage point).
  • Nuôi dưỡng niềm tin rằng ông bà sẽ theo dõi, chỉ dẫn, bảo vệ chúng ta.
  • Làm gì cũng xin phép ông bà, nương tựa và nhờ ông bà hướng dẫn, chỉ lối và hổ trợ.
    • Đi thưa về trình với ông Bà,
    • Luôn thắp hương trước những thời khắc quan trọng
    • Làm việc thiện Giúp ông bà tổ tiên siêu thoát về cảnh lành.